Mặc dù voi là loài vật không được đứng vào danh sách 12 con giáp, nhưng do trí thông minh và sự hữu ích của nó, voi đã được thời quân chủ VN, đặc biệt là nhà Nguyễn, xem như là một loài vật thân thiết.
Di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại vào năm 1993. Từ đó, hằng ngày có hàng ngàn người trong và ngoài nước đến tham quan. Nhưng nhà Nguyễn - chế độ quân chủ cuối cùng ở Việt Nam, đã cáo chung bảy mươi năm rồi, Cố đô Huế lại trải qua hai cuộc chiến tranh rất ác liệt cho nên ngày nay khách đến tham quan chỉ...
Năm 2015 nầy gợi nhớ đến những con số rất ấn tượng trong lịch sử văn hóa Triều Nguyễn và Huế: 210 năm (1805-2015) vua Gia Long mừng công thống nhất sơn hà; 130 năm Thất thủ Kinh đô (1885-2015); 70 năm Cách mạng Tháng tám thành công, vua Bảo Đại thoái vị (2015-1845); 40 năm thống nhất đất nước lần thứ hai (2015-1975). Trong vòng 210 năm ấy, bước ngoặt quan...
Như Từ điển Bách khoa Encarta đã ghi rõ: Kỹ thuật nhiếp ảnh (photographie) do nhà vật lý Pháp Nicéphore Niépce (1765-1833) quê ở Châlon-sur-Chaône cùng với người em là Claude phát minh từ năm 1829, và tiếp sau đó được nghệ sĩ Jacques Daguerre (1787-1851) hoàn thiện song song với William Henry Fox Talbot (1800-1877) - một nhà khoa học Anh và được công bố chính thức vào năm...
Dân xứ Đàng Trong (từ Quàng Bình xuống đến Cà-Mau) sống ven biển và quần tụ ở các Cửa Tấn (cửa sông chảy ra biển). Đường bộ chưa mở mang, việc đi lại giữa các địa phương đều nhờ vào đường sông và đường biển. Đồng thời thủy hải sản là nguồn thực phẩm chính của dân chúng. Ngoài ra nguồn “hóa vật” trên các quần đảo Hoàng Sa và...
Vừa qua(*), nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (Huế) được viện sử học mời báo cáo chuyên đề "Những giả thết về việc truy tìm lăng mộ vua Quang Trung". Tham dự có các nhà sử học trong Hội Sử Học Việt Nam, Viện Sử Học, khoa Sử Đại học Tổng hợp và Đại học sư phạm, Viện Lịch sử quân sự, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Bản báo cáo được đánh giá...
Vấn đề xác định vị trí lăng mộ vua Quang Trung ở Huế đã làm đau đầu nhiều nhà sử học trong hơn nửa thế kỷ qua. Giới nghiên cứu có hai thuyết. Thuyết thứ nhất cho rằng lăng Ba Vành (phía sau đồi Thiên An) là lăng mộ vua Quang Trung; thuyết thứ hai bác bỏ điều đó và họ chứng minh rằng lăng Ba Vành là lăng “Hộ bộ kiêm binh bộ. Lê Quang Đại”...
Thời gian vừa qua, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã thực hiện cuộc hành trình đi tìm dấu tích lăng mộ vua Quang Trung. Hôm nay, chúng tôi đã có dịp gặp gỡ Nguyễn Đắc Xuân để trao đổi vấn đề nay.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã thực hiện cuộc hành trình đi tìm dấu tích lăng mộ vua Quang Trung. Thanh Tùng, phóng viên báo Tiền Phong đã có dịp phỏng vấn ông về chuyến đi này.
Nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân đã bỏ ra 20 năm để tìm lăng mộ vua Quang Trung. Tại sao ông lại tâm huyết với lăng mộ của vua Quang Trung đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này qua bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân.